Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Nghệ thuật khi góp ý với Sếp

nghệ thuật góp ý với sếp“Nói có sách, mách có chứng”. Để lời nói của bạn có tính thuyết phục, hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, rõ ràng để giải thích cho sếp vì sao bạn cho điều đó là không nên làm, hoặc sếp chưa đúng. Có như vậy sếp mới chịu lắng nghe và nhìn nhận vấn đề bạn đang đề cập. Hiểu rõ những gì mình đang nói, trình bày nó một cách thích hợp và đưa ra những lý do thuyết phục để “bảo vệ” chính kiến của bản thân là điều bạn nên cố gắng đạt được nếu muốn trở thành “quân sư” cho sếp.

Để trở thành một nhân viên tốt, có những đóng góp cho sếp mà không gây mất lòng là một câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu. Trong khi thực tế, hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Vậy làm thế nào để vừa đưa ra được những phản hồi mang tính chất xây dựng, vừa được lòng sếp? Hãy khéo léo tuân theo những bí quyết vàng mà CareerLink.vn mách bạn dưới đây.

Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Nhiều nhân viên thường nghĩ rằng lãnh đạo là những người khó tiếp cận và không cởi mở đón nhận lời góp ý từ cấp dưới. Vì thế, họ cảm thấy ngại, thậm chí sợ bày tỏ ý kiến khi cấp trên mắc sai lầm. Thực tế, có rất nhiều lãnh đạo rất muốn nghe ý kiến của nhân viên, nhưng cũng có không ít những trường hợp ngược lại. Chính vì vậy, đầu tiên bạn nên xác nhận xem liệu sếp của mình có phải người cởi mở, sẵn sàng lắng nghe hay không. Nếu một người sếp tốt sẽ sẵn sàng tiếp nhận, thậm chí khuyến khích ý kiến của nhân viên. Còn nếu một vị sếp tồi thì tốt nhất bạn nên nghiên cứu phương án các khác để thể hiện ý kiến của mình.

Chuẩn bị chu đáo

Trước khi muốn báo cáo, góp ý cho sếp về bất cứ vấn đề gì, bạn phải cố gắng chuẩn bị thật tốt tinh thần và thông tin của vấn đề thật rõ ràng, khoa học và chi tiết. Điều này giúp cho bạn có thêm tự tin khi đối diện với sếp và vấn đề bạn trình bay mang tính thuyết phục cao. Hơn nữa còn cho sếp thấy bạn là người nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc.

Chọn thời điểm thích hợp

Khi có chuyện cần góp ý với sếp thì việc chọn thời điểm thích hợp là điều rất quan trọng. Bạn nên xem xét các yếu tố khác như tâm trạng và mức độ bận rộn của sếp, từ đó mới quyết định thời điểm nói chuyện với sếp. Tốt nhất bạn nên tránh lúc sếp đang bực bội hay đang bộn bề công việc vì như vậy chắc chắn sếp sẽ không có đủ bình tĩnh và thời gian để lắng nghe ý kiến của bạn một cách đầy đủ và tập trung. Bạn cũng nhớ tuyệt đối không góp ý với sếp khi có mặt người thứ 3 mà hãy tìm cách gặp riêng sếp để nói lên suy nghĩ của mình. Việc bạn chỉ trích sếp trước mặt các nhân viên khác sẽ làm giảm uy tín của sếp trước toàn công ty mà kết quả có thể sẽ chẳng có được như bạn mong muốn.

Bắt đầu bằng một lời khen

Trước hết, bạn phải hiểu rằng, phàm là con người, ai cũng muốn được khen, thích được người khác nói về ưu điểm của mình chứ không muốn bị chê trách. Không sếp nào thích nhân viên góp ý với mình kiểu lên lớp cả. Chính vì vậy, bạn nên nhẹ nhàng bắt đầu buổi nói chuyện bằng bằng lời khen ngợi sếp. Làm điều này để sếp cảm thấy lời góp ý của bạn công bằng, thể hiện sự tôn trọng và không sa vào chỉ trích gay gắt. Với cách ăn nói khéo léo thế này, sếp sẽ dễ chấp nhận cách góp ý của bạn.

Trình bày rõ ràng, tự tin

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Hãy trình bày thẳng thắn, rõ ràng và chính xác các chính kiến của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và cùng phát triển. Đồng thời bạn nên nói rõ sếp chưa đúng ở điểm nào với những thông tin xác thực và có cơ sở. Tốt nhất là nên tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp mới khi ý kiến của bạn không được chấp nhận bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Lắng nghe ý kiến của sếp chân thành

Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Mỗi người có một quan điểm, một ý kiến riêng cho cùng một vấn đề. Vì vậy đừng vội nóng nảy bực mình hay tỏ thái độ không vừa lòng khi không đồng ý với sêos. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe, nghe xem sếp góp ý như thế nào bởi nhiều khi những ý kiến trái chiều lại giúp cho sếp và bạn thêm hiểu cũng như tôn trọng lẫn nhau.

Sử dụng những lập luận có căn cứ

“Nói có sách, mách có chứng”. Để lời nói của bạn có tính thuyết phục, hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, rõ ràng để giải thích cho sếp vì sao bạn cho điều đó là không nên làm, hoặc sếp chưa đúng. Có như vậy sếp mới chịu lắng nghe và nhìn nhận vấn đề bạn đang đề cập. Hiểu rõ những gì mình đang nói, trình bày nó một cách thích hợp và đưa ra những lý do thuyết phục để “bảo vệ” chính kiến của bản thân là điều bạn nên cố gắng đạt được nếu muốn trở thành “quân sư” cho sếp.

Chuẩn bị những gợi ý cho sếp

Chắc chắn sau khi nghe bạn chia sẻ, sếp rất muốn nghe những biện pháp để khắc phục sai lầm vả cải thiện tình hình. Và khi đó, với tư cách là người góp ý với sếp, bạn sẽ được “chọn mặt gửi vàng” đầu tiên để cùng sếp tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn hãy cân nhắc cho kỹ trước khi trò chuyện với sếp những kế hoạch hành động cụ thể một cách hiệu quả. Khi đó, sếp sẽ có ấn tượng tốt về bạn.

Cac thói quen của những người thành công sau giờ làm việc

Kết thúc giờ làm việc, thay vì bám trụ lấy máy tính, bạn nên ra về và dành thời gian để tận hưởng thời gian của riêng mình. Những người thành công thường là những người thú vị và họ có rất nhiều thứ phải làm với sở thích của mình. Bạn cũng có thể học tập cách thưởng thức cuộc sống bằng việc tham gia các khóa học nấu ăn, thuyết trình hay làm đồ handmade. Chắc chắn những giờ phút thư giãn với việc mà bạn đam mê sẽ giúp đầu óc thoải mái và tràn đầy năng lượng để sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.


Bạn luôn thắc mắc và tự hỏi những người giàu có, thành công có bí quyết gì khiến họ luôn trở nên nổi bật và tỏa sáng. Đôi khi sự thành công đến từ những thói quen tưởng chừng như nhỏ nhặt và vô cùng đơn giản mà bạn không để ý. Thành công không đến trong giây phút  mà cần có quá trình dài để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và hành động. Hãy cùng CareerLink.vn khám phá bí mật về những thói quen của người thành công sau giờ làm việc nhé.

Đọc sách

thói quen của những người thành côngĐọc sách luôn là liều thuốc giúp con người thư thái và làm dịu những căng thẳng thường ngày bởi đây được coi là một trong những món ăn tinh thần giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh lợi ích dễ thấy là tích lũy kiến thức, thói quen đọc sách còn giúp giảm stress và tăng cường trí nhớ. Một nghiên cứu cho thấy những người tạo thói quen hoạt động cho bộ nào vào những việc như đọc sách sẽ giảm bệnh đãng trí lên đến 32 %. Vì vậy, chỉ cần 1 tiếng sau giờ làm việc, đọc một cuốn sách, bài báo bạn quan tâm sẽ giúp bạn phần nào loại bỏ những lo âu, giúp tinh thần thêm phấn chấn hơn.

Đa dạng hóa các trải nghiệm

Cuộc sống công sở với bao bộn bề, áp lực công việc khiến bạn không có thời gian cho những sở thích và trải nghiệm cá nhân. Vì vậy, sau giờ làm việc, thay vì về nhà và vùi đầu vào ngủ bù thì bạn nên dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống như thử một môn nghệ thuật mới, khám phá một quán ăn ngon hay bất cứ ý tưởng nào nảy ra trong tâm trí bạn. Khi đó, những ý tưởng của bạn sẽ sáng tạo hơn, mối quan hệ của bạn với mọi người cũng sẽ tốt hơn.

Xa rời các thiết bị điện tử và mạng xã hội

8 tiếng ở công sở với bao giấy tờ, máy tính đã đủ khiến bạn mệt mỏi. Vì vậy, thời gian còn lại bạn nên tránh xa các thiết vị điện tử, internet để dành thời gian cho những điều thú vị hơn. Bởi việc đọc tin tức hay lướt facebook tưởng như khiến bạn thư thái nhưng thực ra lại khiến bộ óc của bạn không ngừng xử lý thông tin và khó để có một giấc ngủ ngon. Hãy dành thời gian thư giãn tuyệt đối, đừng vì tham công tiếc việc mà tự làm hại đến sức khỏe và tinh thần bản thân.

Tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bởi điều này giúp cơ thể khoan khoái, khỏe khoắn và tràn đầy cảm hứng. Không những vậy, việc làm này tuy nhỏ nhưng sẽ tích lũy nhiều năng lượng, sức bền lớn - giúp hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu cho thấy có đến 76% người giàu thành công luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó. Vậy nên, dù bận rộn đến đâu thì bạn cũng nên dành chút thời gian sau giờ làm việc để tập thể dục và rèn luyện thân thể.

Đi dạo

Đối với dân công sở thì việc đi dạo là một cách tốt để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Việc vừa đi dạo vừa hít thở không khí trong lành sẽ giúp cải thiện cơ chế lưu thông của cơ thể, làm giảm áp lực trong công việc và giúp bộ óc được nghỉ ngơi hoàn toàn. Hơn nữa, đi bộ còn là chìa khóa giúp tăng khả năng sáng tạo và là nguôn gốc cho những ý tưởng mới lạ. Vì vậy, nếu nhà bạn không cách quá xa công ty thì hãy đi bộ để tác dụng một công đôi việc nhé.

Dành thời gian cho người thân và bạn bè

Đã bao lâu bạn quên việc gọi điện cho bố mẹ hay tụ tập đi chơi với bạn bè. Nhiều người thường đổ lỗi cho việc quá bận rộn, mệt mỏi mà quên bẵng các mối quan hệ gần gũi, thân thiết với mình. Bạn hãy cố gắng giữ cho công việc và cuộc sống luôn hài hòa bằng cách dành nhiều thời gian hơn với gia đình, bạn bè, những người thân. Việc thắt chặt tình bằng hữu, mở rộng mạng lưới quen biết sẽ khiến bạn quên đi những mệt mỏi trong công việc và có thêm động lực để nỗ lực, cố gắng hơn.

Dành thời gian cho sở thích cá nhân

Kết thúc giờ làm việc, thay vì bám trụ lấy máy tính, bạn nên ra về và dành thời gian để tận hưởng thời gian của riêng mình. Những người thành công thường là những người thú vị và họ có rất nhiều thứ phải làm với sở thích của mình. Bạn cũng có thể học tập cách thưởng thức cuộc sống bằng việc tham gia các khóa học nấu ăn, thuyết trình hay làm đồ handmade. Chắc chắn những giờ phút thư giãn với việc mà bạn đam mê sẽ giúp đầu óc thoải mái và tràn đầy năng lượng để sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

Chuẩn bị cho ngày làm việc mới

Chỉ vài phút ngắn ngủi chuẩn bị quần áo, các tài liệu cần thiết cho ngày làm việc mới cũng khiến bạn cảm thấy tự tin hơn khi một ngày mới bắt đầu. Điều này còn giúp bạn không bị vội vàng và luôn sẵn sàng cho bất kì tình huống gì xảy ra.
Bạn thấy đó. các thói quen trên vô cùng đơn giản và bạn có thể rèn luyện một cách dễ dàng. Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ bé, bạn sẽ thấy thành công không còn quá xa tầm tay của mình. Chúc bạn may mắn và thành công.

Những cách đơn giản giúp bạn thuyết trình thành công

Để lại khoảng thời gian gần cuối để thực hiện mục giải đáp thắc mắc. Có phần đặt câu hỏi và trả lời có thể giúp khán giả của bạn hiểu rõ thêm về nội dung bài thuyết trình của bạn.
kỹ năng thuyết trình

Không phải có kỹ năng thuyết trình tốt là khiến bài thuyết trình của bạn có hiệu quả và thành công. Quá trình thuyết trình được quyết định bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó phải kể đến tâm lý ổn định của người thuyết trình và sự tự tin trong quá trình thuyết trình. Thay vì chỉ chăm chăm vào việc lo nghĩ phải thuyết trình như thế nào, hãy có sự chuẩn bị ngay từ đầu, và bạn có thể sử dụng những phương cách được CareerLink.vn giới thiệu dưới đây để giúp bài nói của mình có nhiều hiệu quả hơn.

Thư giãn

Bạn không thể bắt đầu thuyết trình nếu lo lắng đến nỗi ướt đẫm mồ hôi hoặc nói lắp bắp hay không thể nhìn thẳng được. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi ít nhất vài tiếng trước khi thuyết trình, bạn cũng có thể uống trà hoặc đi dạo hay đơn giản là ngồi yên tĩnh tại chỗ. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái, trước đó bạn cần phải chuẩn bị tốt. Bạn sẽ khó lòng nào thư giãn nếu chỉ vừa hoàn thiện bài thuyết trình vài phút trước khi trình bày. Hãy ghi nhớ rằng bạn càng thư giãn, bạn càng dễ kết nối với khán giả và thuyết trình trôi chảy hơn.

Toát ra sự tự tin

Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.

Mở đầu ấn tượng

Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện gây sốc hoặc hài hước hay giai thoại hấp dẫn và những trích dẫn truyền cảm hứng. Dù bạn bắt đầu như thế nào, hãy chắc chắn là nó thuận lợi cho bài thuyết trình của bạn và không chỉ có giá trị giải trí.

Trình bày lưu loát

Đó là chía khóa giúp cải thiện bài thuyết trình của bạn. Hãy tập trung nói một cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn. Biểu hiện của bạn cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có khả năng kết nối với bạn và hiểu rõ nội dung hơn.

Đi vào cụ thể

Nếu bạn muốn trình bày rõ quan điểm, bạn cần sử dụng những câu chuyện, giai thoại, thống kê và sự kiện để hỗ trợ những ý tưởng của mình. Sử dụng những câu chuyện là một cách tuyệt vời để tạo lập những kết nối giữa người với người và minh họa những quan điểm một cách hiệu quả.

Kết nối tự nhiên

Kết nối với khán giả thông qua cảm xúc của bạn. Không ai thích một diễn giả nhàm chán. Vì thế hãy truyền tải thông điệp của bạn thông qua cử chỉ, biến đổi giọng nói phù hợp như khi bạn nói chuyện một đối một, thể hiện khiếu hài hước và không ngại thất bại. Quá trình kết nối tự nhiên, thoải mái cũng là một kỹ năng thuyết trình được chú ý vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền đạt trong buổi thuyết trình.

Nhắc lại những điểm quan trọng

Mặc dù tất cả nội dung trong bài thuyết trình của bạn đều quan trọng nhưng chắc chắn bạn phải có một vài ý chính muốn truyền tải đến khán giả. Bạn có thể nhắc lại với khán giả những điểm quan trọng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại những điểm đó. Điều đó giúp khán giả nhận thấy những điểm này quan trọng hơn nội dung khác.

Giải đáp thắc mắc

Để lại khoảng thời gian gần cuối để thực hiện mục giải đáp thắc mắc. Có phần đặt câu hỏi và trả lời có thể giúp khán giả của bạn hiểu rõ thêm về nội dung bài thuyết trình của bạn.

Kết thúc ấn tượng

Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.
Áp dụng những cách trên đây sẽ giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, do đó hãy cố gắng dành thời gian luyện tập để có thể đạt được mức độ như bạn mong muốn.

Bí quyết làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài

lam viec voi sep nuoc ngoaiMôi trường làm việc tại công ty nước ngoài thực sự năng động, do đó nếu không nỗ lực vận động, học hỏi thì rất khó tồn tại. Đối với sếp nước ngoài, họ luôn hoan nghênh những nhân viên luôn nỗ lực học hỏi và khám phá những điều mới. Họ coi đó là nền tảng của thành công và những bước đột phá vượt bậc. Vậy nên, đừng lo lắng khi bạn chưa am hiểu tường tận về công việc hay không hiểu cách làm một dự án mới. Hãy chủ động nhờ giúp đỡ của sếp và các đồng nghiệp, Việc này giúp bạn hiểu rõ vấn đề, giúp tiết kiệm được thời gian và làm việc một cách hiệu quả nhất.

Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới, làm việc trong các môi trường quốc tế là đích đến của nhiều bạn trẻ bởi sự đa dạng văn hóa, cách làm việc và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người không dám gửi đơn xin việc đến các công ty này vì nỗi lo khi làm việc với các sếp nước ngoài. Vậy thi hôm nay, CareerLink.vn sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết để làm việc hiệu quả và có được lòng tin của các sếp nước ngoài nhé.

Trau dồi ngoại ngữ

Đã bao giờ bạn gặp phải tình huống bạn nói mà sếp không hiểu và ngược lại, bạn không thể hiểu chính xác những gì sếp nói. Khi đó, chắc chắn công việc sẽ không thuận lợi và bạn không thể thể hiện được hết khả năng và kiến thức chuyên môn của mình một cách đầy đủ nhất. Vì vậy, khi xác định làm việc với các sếp nước ngoài, do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, quan niệm sống nên hãy chuẩn bị tâm lý để đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề ngoại ngữ. Sự khác biệt về ngôn ngữ luôn là một trong những rào cản lớn nhất khi làm việc với sếp nước ngoài. Việc trau dồi vốn ngoại ngữ có thể giúp bạn hiểu rõ ý định, kế hoạch của sếp, từ đó giúp bạn hoàn thành tốt những việc mà sếp giao phó và khiến bạn luôn là người làm việc hiệu quả trong con mắt của sếp. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và còn nhiều quyền lợi khác nữa.

Vượt qua rào cản về văn hóa

Mỗi đất nước có một nét văn hóa riêng, điều đó cũng tạo nên những phong cách làm việc, giao tiếp khác nhau. Khi làm việc với các sếp nước ngoài, đừng bao giờ quên rằng sự khác biệt về văn hóa có thể sẽ dẫn đến nhiều trường hợp hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, điều bạn cần làm là tìm hiểu văn hóa đất nước của sếp, từ đó hiểu hơn về cách làm việc của cấp trên. Bạn cũng đừng quên giúp sếp hiểu rõ hơn về văn hóa, con người Việt Nam và kéo sếp lại gần với các nhân viên trong công ty.

Tập trung làm việc hết mình

Nhưng dù đi đến đâu, làm việc ở nền văn hóa nào thì điều quan trọng nhất vẫn là nỗ lưch hoàn  thành tốt công việc, tin trưởng và hợp tác, hiểu về những mong đợi cấp trên thông qua tìm hiểu. Hãy yêu công việc của bạn và hết lòng với những gì mình làm, điều này sẽ khiến sếp đánh giá cao và bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nếu bạn có vô tình phạm phải trong quá trình làm việc. Và chú ý không làm việc riêng như ăn uống, nói chuyện riêng tại nơi công sở vì quan niệm của sếp là tuyển bạn vào đây để làm việc chứ không muốn để bạn ngồi chơi xơi nước nhé.

Rèn luyện kỹ năng mềm

Các sếp nước ngoài thường đánh giá cao 2 điều ở nhân viên. Thứ nhất về chuyên môn, thứ hai về các kỹ năng mềm. Những nhân viên có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thiết lập, xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài sẽ được sếp tin tưởng để giao phó nhiệm vụ. Ngoài ra, khả năng thích ứng nhanh cũng rất cần vì đa số các công ty nước ngoài đều có những thay đổi rất mạnh mẽ về công nghệ, về cơ cấu, về chính sách. Một yếu tố không kém phần quan trọng là khả năng dự đoán và đưa ra các đề xuất phù hợp với từng hoàn cảnh. Bên cạnh đó, bạn cần phải can đảm, bộc trực, mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ, sáng kiến, góp ý để công ty phát triển tốt hơn.

Chịu được áp lực công việc

Áp lực công việc là điều bạn nên chuẩn bị khi làm việc với các sếp nước ngoài. Họ coi trọng chất lượng công việc và những gì bạn có thể làm trong thời gian ngắn nhất. Với họ, chỉ làm hết việc chứ không hết giờ. Họ trả mức lương thỏa đáng vì mong muốn bạn hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, bạn phải học cách làm việc trong điều kiện thời gian, cơ sở vật chất ngặt nghèo với một khả năng linh hoạt, tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ khiến sếp hài lòng.

Đúng giờ

Thời gian cũng rất quan trọng khi bạn thường xuyên làm việc với Sếp ngoại. Đặc biệt là người Châu Âu, họ thường không thích chờ đợi hoặc bê trễ vì thời gian của họ luôn được lên lịch với những công việc cụ thể. Vậy nên khi được giao bất cứ công việc gì, hãy cố gắng hoàn thành đúng thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao trong công việc.

Ham học hỏi

Môi trường làm việc tại công ty nước ngoài thực sự năng động, do đó nếu không nỗ lực vận động, học hỏi thì rất khó tồn tại. Đối với sếp nước ngoài, họ luôn hoan nghênh những nhân viên luôn nỗ lực học hỏi và khám phá những điều mới. Họ coi đó là nền tảng của thành công và những bước đột phá vượt bậc. Vậy nên, đừng lo lắng khi bạn chưa am hiểu tường tận về công việc hay không hiểu cách làm một dự án mới. Hãy chủ động nhờ giúp đỡ của sếp và các đồng nghiệp, Việc này giúp bạn hiểu rõ vấn đề, giúp tiết kiệm được thời gian và làm việc một cách hiệu quả nhất.

Không ngại trao đổi, thảo luận với sếp

Đừng lo lắng vì góp ý hay trao đổi với sếp về những vấn đề gây tranh cãi mà khiến bản thân bị “trù dập”. Với họ, việc bạn đóng góp quan điểm và đề đạt ý kiến, những nỗ lực này không những cho thấy bạn đang tiến bộ từng ngày mà còn chứng tỏ bạn rất năng nổ và có tâm huyết với công việc của mình. 

Những thay đổi đơn giản giúp bạn hạnh phúc nơi công sở

thay đổi giúp bạn hạnh phúc nơi công sởKhi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bạn hoàn toàn có thể tập một vài động tác thể dục, nói chuyện với đồng nghiệp hoặc dọn dẹp lại bàn làm việc. Những điều tưởng chứng như bé nhỏ nhưng lại có vai trò to lớn trong việc cải thiện tâm trạng và nâng cao tinh thần làm việc. Nếu có thể, hãy luyện tập thường xuyên để tạo thành những thói quen tốt.


Trong nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều khi các công việc căng thẳng và áp lực khiến bạn mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đang mắc kẹt trong công việc bạn không thích thú, có nhiều cách để tìm thấy những điều thú vị và tạo hứng thú cho bản thân ngay tại nơi công sở. Dưới đây là bảy thay đổi trong cuộc sống vô cùng đơn giản mà giúp cho bạn hạnh phúc hơn trong công việc.

Xây dựng thời khóa biểu khoa học

Đã bao giờ bạn kiểm tra xem một ngày mình bắt đầu như thế nào và kết thúc công việc vào lúc nào chưa? Có những thói quen xấu đang “đánh cắp” khá nhiều thời gian của bạn. Vậy nên đã đến lúc để bạn xây dựng một thời gian biểu khoa học, bổ sung một vài thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục buổi sáng, ngồi thiền hay bơi lội. Có như vậy, bạn sẽ bắt đầu một ngày làm việc với nguồn năng lượng dồi dào.
Việc lên kế hoạch cho một ngày cũng bao gồm việc chuẩn bị sẵn quần áo, giày dép và đồ ăn sáng. Điều này giúp bạn tận hưởng buổi sáng với tâm trạng thư thái nhất.

Trở thành người cố vấn

Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, việc trợ giúp, chia sể kinh nghiệm với nhân viên cấp dưới có thể làm tăng sự hài lòng đối với công việc của bạn. Cấp dưới chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công.. Vì vậy, giúp đỡ đồng nghiệp và cố vấn các nhân viên khác có thể làm cho thời gian của bạn nơi công sở trở nên thú vị hơn."

Tham gia một dự án mới

Khi công việc trở nên nhàm chán, bạn có thể đề nghị cấp trên giao thêm công việc hoặc tìm hiểu các dự án mới của công ty. Điều này sẽ góp phần khẳng định khả năng chuyên môn của bạn, đồng thời tạo thêm mạng lưới quan hệ bên ngoài bộ phận của mình. Công việc mới, nhiệm vụ mới, kế hoạch mới… khiến bạn cải thiện hiệu quả công việc. Nâng cao những kĩ năng khi tham gia vào những dự án mới khiến bạn có động lực và năng lượng để làm việc hơn. Ngoài ra, tham gia một dự án mới có thể đưa bạn đến những công việc tiềm năng và mở ra cánh cửa cho cơ hội việc làm trong tương lai. "

Thay đổi suy nghĩ của bạn

Thay vì xem mỗi ngày đến công ty là một ngày làm việc vất vả, hãy coi đó như là một sự đầu tư lâu dài trong sự nghiệp của bạn. Thời gian dành cho công việc nên được xem như là một khoản tích góp tiền gửi đối sự phát triển trong mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Nếu bạn tiếp cận công việc của bạn một cách tích cực để giúp phát triển khả năng chuyên môn cá nhân, bạn sẽ thấy có trách nhiệm và hào hứng trong công việc hơn. Bạn có thể thực hiện điều này bắt đầu từ việc bắt đầu ngày mới với nụ cười tươi, tránh xa những tin đồn tiêu cực và chú tâm vào những khía cạnh mà bạn thích ở công việc bạn đang làm. Những điều này góp một phần không nhỏ tạo nên niềm vui của bạn khi đi làm.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như sự kiện tập thể, các buổi giao lưu, lớp học nâng cao kĩ năng do công ty tổ chức không chỉ tốt cho việc tìm lại cảm hứng mà còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ và phát triển những kỹ năng cần thiết.  Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động có tính đồng đội cao là cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giúp bạn dễ dàng hòa hợp với những khác biệt, giải quyết các tranh cãi, luyện tập khả năng truyền cảm hứng cho các thành viên khác… Đó là những trải nghiệm thú vị mà bạn khó có thể có được nếu chỉ cắm cúi vào làm việc.

Tạo thói quen tốt trong giờ làm việc

Khi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bạn hoàn toàn có thể tập một vài động tác thể dục, nói chuyện với đồng nghiệp hoặc dọn dẹp lại bàn làm việc. Những điều tưởng chứng như bé nhỏ nhưng lại có vai trò to lớn trong việc cải thiện tâm trạng và nâng cao tinh thần làm việc. Nếu có thể, hãy luyện tập thường xuyên để tạo thành những thói quen tốt.

Học hỏi từ đồng nghiệp và cấp trên

Khi công việc trở nên mệt mỏi và quá tải thì cũng là lúc bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp, cấp trên để có những lời khuyên quý giá. Ngoài ra, nếu công ty của bạn cử bạn tham gia các lớp đào tạo, đừng ngần ngại mà hãy tận dụng lợi thế của nó. Những lớp học đó không chỉ giúp bạn xây dựng sự tự tin, nâng cao kỹ năng mà còn tiếp thị hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên.

Những sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn

sai lam pha hong su nghiepTrong bất cứ môi trường làm việc nào cũng không tránh khỏi những tranh cãi, mâu thuẫn nhưng đừng để điều này ảnh hưởng xấu tới công việc và sự nghiệp của bạn. Việc này sinh xung đột không thể hóa giải là điều tồi tệ nhất bởi điều này không chỉ khiến bạn không tập trung vào công việc mà còn thu nhặt thêm những ấn tượng xấu từ đồng nghiệp và cấp trên.


Xây dựng sự nghiệp vững bền mới khó chứ để phá hủy những điều bạn tạo dựng thì quả là dễ dàng. Một nhận xét không đúng lúc, lời nói bất cẩn trên mạng xã hội hay một trò đùa vô ý về sếp. Tất cả đều có thể khiến bạn để lại ấn tượng xấu và ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Dưới đây là năm cách nếu bạn muốn phá hỏng sự nghiệp của chính mình.

Tiêu cực, nói xấu đồng nghiệp và chia sẻ quá nhiều thông tin 

Ranh giới tôn tại là có lý do. Điều này cũng tồn tại khi làm việc trong môi trường công sở. Nếu bạn nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp hoặc khách hàng trong một cuộc phỏng vấn việc làm hoặc cuộc họp nhằm nỗ lực chứng minh sự tài giỏi của bản thân thì chắc chắn bạn đang tự để lại tiếng xấu cho bản thân. Nói xấu người khác không làm bạn tốt lên, thậm chí điều đó còn cho thấy bạn là người tiêu cực và hay chấp nhặt. Ngoài ra, dù làm ở bất kì vị trí nào thì cũng có những bí mật nghề nghiệp nhất định. Đừng vì một phút lơ là, kiếm chuyện làm quà mà chia sẻ thông tin của công ty với người khác. Có thể với bạn những thông tin đó không có giá trị gì nhưng đó hoàn toàn có giá trị với người khác đấy.

Phá hủy danh tiếng thông qua mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội giúp kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Tuy nhiên, nếu không chú ý thì bạn có thể dễ dàng bị tấn công từ mạng xã hội. Ia Jimenez, chủ sở hữu của Your Best You Coachin chia sẻ rằng "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người phá hoại sự nghiệp của mình bằng cách không quản lý tốt danh tiếng trực tuyến của họ. Có không ít người đăng trên Twitter hoặc Facebook những bài viết bất mãn về đồng nghiệp, sếp hay khách hàng” Vì vậy, hãy kiểm tra các thiết lập riêng tư của bạn và cân nhắc kỹ những gì bạn nói và đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Lãng phí thời gian

Ai cũng sẽ có những khoảng trống trong sự nghiệp của họ với đủ loại lý do khác nhau. Nhưng hãy sử dụng thời gian đó một cách vô ích thay vì than thân trách phận và ăn không ngồi rồi. Hãy dành thời gian để nâng cấp bản thân cả về tinh thần và trí lực, đem lại một hình ảnh hoàn toàn mới. Nếu không như vậy, bạn sẽ không thể hòa nhập vào dòng chảy của thị trường lao động. Mặt khác, bạn còn đang tự tụt hậu lại và bị đánh giá thấp về lòng quyết tâm trong mắt mọi người xung quanh.

Bất mãn với lãnh đạo

Karin Hunt, Giám đốc điều hành của Let’s Grow Leader cho rằng nếu bạn mất đi sự liên kết với một lãnh đạo trực tiếp của mình thì đó là một sai lầm to lớn. Cũng giống như những thứ khác trong cuộc sống, mối quan hệ bất hòa, xung đột với sếp có thể tàn phá với sự nghiệp của bạn. Karin đã chứng kiến rất nhiều người tài giỏi không thể thành công và buộc phải ra đi vì không xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp. Vì vậy, bạn nên đa dạng hóa các mối quan hệ tại nơi làm việc để tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.

Xung đột, chiến tranh nơi làm việc

Trong bất cứ môi trường làm việc nào cũng không tránh khỏi những tranh cãi, mâu thuẫn nhưng đừng để điều này ảnh hưởng xấu tới công việc và sự nghiệp của bạn. Việc này sinh xung đột không thể hóa giải là điều tồi tệ nhất bởi điều này không chỉ khiến bạn không tập trung vào công việc mà còn thu nhặt thêm những ấn tượng xấu từ đồng nghiệp và cấp trên.
Các cuộc xung đột liên ngành có thể phát sinh do sự cạnh tranh trong công việc, tiền bạc, nó có thể phá hoại sự nghiệp của bạn. Điều này hoàn toàn có thể bởi sự phát triển của những tin đồn nhảm hay email công kích với lời lẽ không không phù hợp."

Các đặc điểm của một ứng viên ấn tượng

Là một người giao tiếp tuyệt vời không chỉ là làm người khác phải bất ngờ với vốn từ vựng của bạn, hay là người luôn biết cách đưa ra những câu chuyện cười vui nhộn và đúng lúc. Đó là một con đường hai chiều, bao gồm cả việc là một người lắng nghe tích cực.

Là một ứng viên ấn tượng và đáng nhớ là điều gì đó khá đặc biệt. Trong thế giới việc làm, điều đó không phải luôn luôn đảm bảo cho bạn một công việc, nhưng nó sẽ giúp cho mạng lưới kết nối của bạn phát triển và rất có thể tạo ra một loạt những cơ hội tốt trong suốt sự nghiệp của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn mọi người nhớ khuôn mặt cùng với tên của bạn một cách dễ dàng, hãy cùng CareerLink.vn xem xét việc áp dụng các năm đặc điểm của những người ứng viên ấn tượng dưới đây:
5 đặc điểm của một ứng viên ấn tượng 
1. Tự tin, nhưng không kiêu ngạo

Tự tin là một phẩm chất vốn ấn tượng, bởi vì nó đòi hỏi sự chú ý.  Tuy nhiên sự tự tin không phải là một phẩm chất sinh ra đã có, và phẩm chất này có thể được chuyển tải trong một lời chào đơn giản. Một cái bắt tay chắc, nụ cười và ánh mắt nhìn thẳng trong lúc chào nhau là đủ để chỉ ra người bạn đang gặp là người tự tin.
Tự tin đáng nhớ còn bởi vì nó mang tính đảm bảo. Người tự tin tạo ra một cảm giác rằng họ biết những gì họ đang làm và tin vào nó hết lòng. Cho dù bạn đang gặp gỡ một nhà tuyển dụng tiềm năng hoặc một người bạn mới tại một bữa tiệc, bạn hãy luôn thể hiện mình là một người tự tin.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự tự tin không đồng nghĩa với việc là người ồn ào nhất hay ngông cuồng nhất trong phòng. Trong thực tế, có một ranh giới giữa tự tin và kiêu ngạo, và không nên là một người đáng nhớ vì những lý do sai lầm.

2. Tò mò

Tò mò cho thấy một người luôn háo hức học hỏi hay tìm kiếm những giải pháp tốt hơn, và một người luôn thể hiện sự tò mò trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống là một người thực sự mong muốn được khám phá xung quanh. Đó là một đặc điểm mà có thể được thể hiện bằng cách đơn giản như đặt câu hỏi nhiều hơn, hoặc bằng một cách khác mạnh mẽ hơn là người cung cấp các chiến lược thay thế hoặc các phương pháp. Những hành vi này cho thấy rằng bạn đang quan tâm khám phá các khả năng, và đồng thời cũng rất thoải mái với những sự thay đổi. Tò mò cũng là một trong những phẩm chất tuyệt vời và dễ lan truyền.

3. Đam mê

Đam mê có thể giống như một phẩm chất dễ thấy, thường được thể hiện ở sự làm việc vô cùng chăm chỉ, nhưng thực chất, đó là một phẩm chất hoàn toàn nội tại có ở hầu hết những người làm việc thành công và năng suất, và bạn chắc chắn có thể thấy nó ở những người đáng nhớ.
Đam mê là động lực và năng lượng của một người. Nó cho thấy rằng một người có định hướng, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, có tham vọng, và ham học hỏi.
Nếu niềm đam mê  được thể hiện tốt trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc của bạn và thể hiện rõ ràng khi bạn giới thiệu ở phần đầu của buổi phỏng vấn, thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ bị quên lãng, kể cả khi bạn không đạt được cơ hội việc làm đó. Bạn có thể được tiếp xúc với vị trí khác, hay được giới thiệu sang một công ty khác. Do vậy, bằng cách nào đó, hãy làm cho niềm đam mê của bạn trở nên rõ ràng.

4. Chủ động

Giống như là đam mê, chủ động là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong các mô tả vị trí, với những lý do chính đáng. Đó là một đặc điểm đó cho thấy bạn là một người hành động, rằng bạn đang độc lập, và có khả năng sẵn sàng thách thức hiện trạng. Một cách đơn giản, bạn có khả năng làm những điều tốt hơn. Làm thế nào người ta có thể quên bạn được? Đó là một điểm rất dễ nhận biết và rất đáng chú ý.
"Khi tôi gặp một ai đó biết tự lực cánh sinh, có khả năng chịu trách nhiệm, luôn là người hành động đầu tiên, và đáp ứng tốt với thay đổi, tôi không thể không ấn tượng."

5. Giao tiếp tuyệt vời

Là một người giao tiếp tuyệt vời không chỉ là làm người khác phải bất ngờ với vốn từ vựng của bạn, hay là người luôn biết cách đưa ra những câu chuyện cười vui nhộn và đúng lúc. Đó là một con đường hai chiều, bao gồm cả việc là một người lắng nghe tích cực.
Khả năng lắng nghe tốt để thấu hiểu và sau đó nói chuyện một cách rõ ràng luôn là một điều tích cực mà bất cứ vị trí nào cũng cần đến.
Vì vậy, còn chờ gì nữa mà không thể hiện mình là một người đáng nhớ!